TƯ VẤN TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP – CẤU TRÚC NỢ DOANH NGHIỆP

23/08/2023

I. TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP

1. Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?

Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình thực hiện khảo sát, đánh giá lại toàn bộ cấu trúc của một doanh nghiệp ở hiện tại và sau đó sẽ trực tiếp đề xuất mô hình giải pháp cho mô hình cấu trúc mới. Điều này nhằm tạo ra trạng thái hoạt động hiệu quả mới cho doanh nghiệp.

Bạn cũng có thể hiểu theo cách đơn giản hơn, đó là quá trình tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp căn cứ vào cấu trúc cũ. Mục đích của nó chính là khắc phục điểm yếu kém, hạn chế khiến hoạt động của công ty kém hiệu quả trên thị trường. Đồng thời nó cũng giúp doanh nghiệp khởi động lại và đem đến hiệu quả cao hơn, sứ mệnh, tầm nhìn vươn xa hơn.

Một kế hoạch tái cấu trúc toàn diện sẽ bao trùm hầu hết các khía cạnh trong doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nguồn nhân lực, các hoạt động, quá trình và các nguồn lực khác. Quy trình tái cấu trúc cũng có thể được triển khai cục bộ tại một hoặc nhiều mảng hoạt động của doanh nghiệp (tài chính, nhân sự, bán hàng, sản xuất…) nhằm đạt mục tiêu là cải thiện năng xuất của bộ phận đó.

2. Tại sao cần phải tái cấu trúc doanh nghiệp?

Phương án tái cấu trúc doanh nghiệp cần phải được cân nhắc, xem xét thường xuyên theo định kỳ, nếu không có khả năng sẽ mất cân bằng trong hệ thống. Thế nhưng vấn đề này còn được xuất phát từ những nguyên nhân như:
Doanh nghiệp cần tái cấu trúc vì áp lực bên ngoài, thích nghi với môi trường thương mại thay đổi. Doanh nghiệp tái cấu trúc do áp lực từ bên trong sao cho phù hợp với việc tăng trưởng, phát triển của mình. Tuy nhiên cũng có những trường hợp doanh nghiệp tái cấu trúc do bị áp lực cả bên trong lẫn bên ngoài.

3. Khi nào doanh nghiệp cần thực hiện tái cấu trúc?

Tái cấu trúc doanh nghiệp được thực hiện khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn, việc kinh doanh kém hiệu quả, trì trệ thông qua đánh giá 4 nhóm dấu hiệu sau:

Dấu hiệu thuộc nhóm bề mặt

Đây là những dấu hiệu mà doanh nghiệp dễ nhận thấy nhất: doanh số giảm, tài sản thất thoát, thị phần thu hẹp, hoạt động trì trệ, mất lợi thế cạnh tranh,…

Dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt

Các dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt bao gồm các biểu hiện liên quan đến kết quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm không ổn định, khách hàng khiếu nại nhiều, không có sự phối hợp và trao đổi giữa các bộ phận, hoạt động tiếp thị và bán hàng kém hiệu quả, công nợ nhiều, tồn kho cao,…

Dấu hiệu thuộc nhóm lớp giữa:

Các dấu hiệu thuộc nhóm này thường không ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh như: chồng chéo đa chức năng giữa các bộ phận, nhân lực yếu kém, trưởng phòng không có khả năng quản lý, không có sự phối hợp giữa các phòng ban, cơ chế phân quyền kém,…

Các dấu hiệu này tuy không ảnh hưởng trực tiếp nhưng sẽ khiến doanh nghiệp trì trệ dần dần, nếu như không có cải thiện thì doanh nghiệp không thể phát triển.

Dấu hiệu thuộc nhóm lớp sâu

Đây là những dấu hiệu khó nhận biết nhất bởi chúng là những vấn đề thuộc thượng tầng, bao gồm: triết lý kinh doanh, mục tiêu dài hạn, tầm nhìn và giá trị,…

Nếu ban quản trị định hướng sai đường, không đi sâu xây dựng giá trị cốt lõi bên trong và các mục tiêu dài hạn mà chỉ chăm chăm vào những mục tiêu ngắn hạn thì sẽ không thể phát triển vững mạnh và lâu bền.

4. Các bước tái cấu trúc doanh nghiệp

Bước 1: Xác định rõ ràng tình trạng của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần nắm rõ, thống kê và xác định được vấn đề dẫn đến trì trệ, lỏng lẻo ở đâu hay bộ phận, phòng ban nào hoạt động chưa hiệu quả thì mới có thể lên kế hoạch tái thiết được.

Sau khi đã xác định chính xác tình trạng của doanh nghiệp mới có thể đưa ra mục tiêu và phạm vi tái cấu trúc cụ thể. Đây không chỉ là mục tiêu chung mà cần chia cụ thể mục tiêu riêng cho từng nhóm và từng bộ phận.

Phạm vi tái cấu trúc phải bao trùm được hết những lỗ hổng trong hệ thống và cách vận hành.

Bước 2: Lập ra bản kế hoạch chi tiết

Doanh nghiệp cần xác định những lĩnh vực có thể triển khai sớm nhất mới có thể làm chủ được tiến độ và phù hợp với mức độ, tình trạng cấp bách của doanh nghiệp.

Bước 3: Xác định phương thức tiếp cận

Khi lựa chọn phương thức tiếp cận không phù hợp, việc tái cấu trúc sẽ trở nên đình trệ và bị kéo dài.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải đưa ra chiến lược thực hiện và kế hoạch theo kiểu “cuốn chiếu”. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tạo ra sự rõ ràng trong việc thực hiện tái cấu trúc.

Bước 4: Triển khai kế hoạch theo từng bước

Sau khi mỗi bước của kế hoạch được hoàn thành, cần liên tục đánh giá về độ hiệu quả của và xem xét đã phù hợp chưa, có cần điều chỉnh ở đâu không.

Bước 5: Vận hành hệ thống mới và thực hiện đánh giá định kỳ

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, doanh nghiệp sẽ bắt đầu vận hành toàn bộ hệ thống mới. Trong quá trình này, doanh nghiệp sẽ cần có những đợt đánh giá định kỳ để biết kế hoạch tái cấu trúc này có mức độ hiệu quả như thế nào, đem lại chất lượng và đúng mục tiêu đã đề ra hay chưa.

II. TÁI CẤU TRÚC NỢ DOANH NGHIỆP

Tái cấu trúc nợ là gì?

Đây được coi là một quá trình giúp các doanh nghiệp tránh khỏi việc vỡ nợ khi đang có một khoản nợ lớn hoặc dùng nó để có mức lãi suất thấp hơn. Ngoài các doanh nghiệp, các cá nhân cũng có thể thực hiện nó khi đang trong trường hợp mất khả năng thanh toán.

Tái cấu trúc nợ là một quá trình thực hiện hoạt động tổ chức lại với toàn bộ số nợ của công ty. Bao gồm việc sắp xếp lại các mục của bảng cân đối kế toán, là nơi chứa các khoản nợ phải trả của công ty. Các nhà quản lý tài chính của công ty cần phải nhìn vào để lựa chọn nhằm giảm thiểu chi phí vốn cũng như nâng cao hiệu quả của công ty.

Tái cấu trúc sẽ đem lại một số lợi ích nổi bật sau đây:

Giải quyết nợ tồn đọng trong quá khứ

Hầu hết, các doanh nghiệp khi gặp khó khăn về nợ vay thì toàn bộ ngân khoản từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chỉ dùng để chi trả các chi phí lãi vay mà không đủ để chi trả nợ gốc. Nếu việc này tiếp diễn trong thời gian dài, doanh nghiệp không thực hiện tái cấu trúc nợ thì sẽ không mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, dư nợ quá nhiều thì khả năng doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài trợ mới cũng sẽ bị hạn chế. Doanh nghiệp sẽ không có tài chính để mở rộng hoạt động hay thay đổi/cải tạo nhà máy, thiết bị. Tính đến lâu dài sẽ khiến doanh nghiệp khó khăn nghiêm trọng có thể bị giải thể, phá sản.

Giải quyết cả vấn đề cho nhóm lợi ích doanh nghiệp

Việc doanh nghiệp giải thể, phá sản không chỉ tác động tiêu cực đến mỗi doanh nghiệp đó. Việc này còn tác động tới nhân viên sẽ thất nghiệp. Các ngân hàng có liên quan đến hoạt động thu hồi các khoản vay từ tài sản của doanh nghiệp đó, việc thu hồi nợ vay chậm nếu doanh nghiệp còn hoạt động cũng là vướng mắc cho ngân hàng.

Tái cấu trúc nhằm tiếp nhận vốn tài trợ mới

Đây có thể là lợi ích khá quan trọng đối với doanh nghiệp, khi tiếp nhận nguồn vốn tài trợ mới. Đặc biệt, nếu nguồn vốn này đến từ nước ngoài hay đối tác chiến lược sẽ đòi hỏi khả năng xác định cũng như giải quyết các vấn đề về vốn vay của doanh nghiệp đó. Khi doanh nghiệp xử lý vấn đề vay nợ một cách chủ động, dĩ nhiên sẽ tạo được niềm tin đối với các đối tác, nhà đầu tư, sẽ có tác động tích cực đối với ngân hàng cho vay. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không xử lý hiệu quả, vấn đề này sẽ là tác động tiêu cực đến các mối quan hệ trên.

Cuối cùng, tái cấu trúc nợ ảnh hưởng lớn tới quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp

Có thể thấy, nếu doanh nghiệp đang có vấn đề về việc vay nợ sẽ khó có thể thực hiện hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp hay cải thiện hoạt động kinh doanh. Điều này nếu lâu dài cũng sẽ khiến hoạt động kinh doanh thất bại, nội bộ doanh nghiệp từ lãnh đạo, cổ đông đến nhân viên cũng sẽ nảy sinh các vấn đề.

Từ các lợi ích trên cho thấy việc tái cấu trúc nợ là hết sức cần thiết. Hành động này có thể cứu doanh nghiệp khỏi rủi ro dẫn đến giải thể, phá sản. Để thực hiện hoạt động này, doanh nghiệp cần tìm đến những nơi đã có kinh nghiệm để việc tái cấu trúc nợ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Công ty Hoàn Cầu với kinh nghiệm đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp trong hoạt động này rất sẵn lòng để đồng hành, giải quyết các thủ tục pháp lý liên quan cho quý khách hàng. Để biết thêm thông tin chi tiết hay cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ:

CÔNG TY HỢP DANH QUẢN LÝ VÀ THANH LÝ TÀI SẢN HOÀN CẦU

Địa chỉ trụ sở: 87 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0982.532.592

#phasan #quanlytaisan #thanhlytaisan #taisan #congtyphasan #congtyhoancau #quantaivien #doanhnghiep #luatsu #luatsutuvan #tuvanluat #luatphasan #luatsutuvanmienphi #tuvan

Đóng